Để giữ hòa khí trong gia đinh

Ngay cả tình yêu cũng không ngăn nổi những lúc bất đồng. Khi đó, mỗi người dù tức giận đến mấy cũng nên dằn lòng cư xử cho khéo léo. Để tránh xung đột, hãy thử nghiệm những lời khuyên v cách ứng xử trong gia đình sau.

Khen trước khi phê bình

Bạn nên thường xuyên đánh giá những việc mà người ấy đã làm hơn là chỉ trích, phê bình họ.
Nếu việc làm của họ gây ảnh hưởng không tốt và bạn cần phải góp ý, hãy chọn thời điểm thích hợp mới lên tiếng. Đừng nhằm đúng khi người ta căng thẳng mà “khơi ngòi”.

Trước khi phê bình nên nói những việc tốt mà họ đã làm. Cách này có thể khiến những lời phê bình trở thành giải pháp gợi ý sửa chữa và đối phương cũng có thể tiếp nhận nó một cách nhẹ nhàng hơn.
Lời khen ngợi có thể bị cho là xu nịnh. Nhưng khi ai đó dành cho bạn lời khen có nghĩa là họ đang quan tâm đến bạn.

Đừng khiển trách

Một vấn đề nhỏ sẽ bị thổi phồng lên khi câu nói chứa những từ có tính chất buộc tội hay đe doạ như “Anh không bao giờ…”, “Anh lúc nào cũng…”, “Tại sao anh không thể…”.
Bắt đầu cuộc trò chuyện theo cách này chắc chắn chẳng có gì thú vị, chưa biết chừng còn xảy ra tranh cãi.
Ngay cả khi bạn có lý do hợp lý để nổi khùng thì cũng đừng vin vào đó mà trách lỗi người khác. Đừng dùng cụm từ “chính anh/chính em” lúc này bởi nó như một phép thuật phù thủy có thể khiến tình cảm đổ vỡ.
Hãy “uốn cong” lời khiển trách để đem lại hiệu quả tích cực hơn. Thay bằng nói “đồ trang điểm của em bừa bộn quá thể”, hãy nhẹ nhàng với câu nói “em có nhiều đồ trang điểm ở đây quá, không còn chỗ cho cái dao cạo của anh nữa”, hay những cụm từ gợi ý như thế…
Bạn sẽ thấy chỉ sự khác nhau nho nhỏ trong lời nói thôi có thể thay đổi cả một vấn đề lớn.

Biết thấu hiểu lẫn nhau

Nếu một trong hai người bắt đầu tức giận thì người kia cần biết cảm thông. Hãy chú ý đến cử chỉ của người ấy mà cư xử.
Ví dụ nếu “đối thủ” trong cơn tức giận nhìn bạn chằm chằm, hãy nói “ Anh (em) hiểu tại sao “mình” lại giận”. Đối thủ đang “xả” liên hồi, bạn sẽ nói “anh (em) có thể “nghe được em (anh) tức giận như thế nào”….
Trong lúc căng thẳng này, thay bằng việc bạn cũng tức giận theo người ấy hãy tạm chấp nhận họ đúng và bạn sai, đơn giản chỉ vì “cơm sôi thì nhỏ lửa”.

Biết nhận lỗi

Khi bạn là người có lỗi, hãy xoa dịu sự tức giận của người ấy bằng cách tự nhận lỗi khéo léo. Đừng bao biện, cũng đừng hứa suông.
Ví dụ, bạn trễ hẹn nửa tiếng đồng hồ và người ấy thì đang mất dần kiên nhẫn. Hãy tự nhận lỗi “Anh biết đấy, dù có cố gắng sớm đến mấy em vẫn cứ luôn trễ hẹn. Theo anh em phải làm gì, hãy giúp em đi”.
Câu nói đó có thể xoa dịu đi “cơn thịnh nộ” lúc đầu và khiến người ấy trấn tĩnh lại mà tha thứ cho bạn.

Sưu tầm: www.kynang.edu.vn

Xem thêm:

Một nửa yêu thương

Tìm lại đam mê với 10 điều đơn giản

Cách giữ ấm cho nửa yêu thương của mình