6 Cách giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Bạn thà thả một quả bóng bowling lớn vào bàn chân của bạn hơn là thực hiện cuộc gọi không mong đợi phải không? Nếu vậy, bạn đang ở trong một công ty tốt đấy – Có lẽ phần lớn nhân viên bán hàng không thích gọi điện cho khách hàng mà không mong đợi cuộc gọi của họ. Tất nhiên, những cuộc gọi này vẫn là cách hiệu quả nhất để tiếp cận với khách hàng mới và có được cuộc hẹn, trong  trường hợp nhân viên bán hàng vẫn kiên trì thực hiện những cuộc gọi đó. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn với việc các cuộc gọi đó, tại sao bạn không tập trung làm điều đó hiệu quả nhất có thể để bạn không cần phải làm gì nhiều?
Dưới đây là một vài cách giúp bạn tăng hiệu suất cho những cuộc gọi của bạn.

  1. HÃY LÊN KẾ HOẠCH

Lên kế hoạch một khoảng thời gian càng sớm càng tốt trong ngày để thực hiện các cuộc gọi của bạn, sau đó mới thực hiên các cuộc gọi. Nếu bạn sắp xếp thời gian hợp lý, ít nhất bạn sẽ không cảm thấy lo lắng. Ngoài ra, một số nhân viên bán hàng thấy rằng sẽ dễ dàng hơn nếu trước tiên thông qua các nhà hoạch định(người ra quyết định) vào buổi sáng.
2. HÃY TÌM HIỂU THÔNG TIN TRƯỚC KHI GỌI
Google, Facebook, và LinkedIn(giao dịch chủ yếu giữa các công ty với nhau) là người bạn của bạn, nếu bạn muốn chủ động gọi điện cho khách hàng. Vì những công cụ này có thể cho bạn thông tin cực kỳ hữu ích về người mà bạn dự định gọi. Bạn vẫn còn có thể có những thông tin thông qua những người bạn của bạn, có thể tình cờ họ cũng biết người mà bạn muốn gọi. Đây quả thật là 1 thuận lợi to lớn.
>> Xem thêm:  Để trở thành Chuyên viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại chuyên nghiệp
3. “BÁN” MỘT CUỘC  HẸN
Gọi điện thoại cho khách hàng không nhằm mục đích bán sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nó chỉ là 1 bước đệm trong quá trình bán hàng. Do đó, khi gọi điện, hãy tập trung tiếp cận khách hàng trong việc sắp xếp cuộc hẹn với bạn chứ không phải bán sản phẩm. Một khi bạn đã được một cuộc hẹn với khách hàng, gặp mặt khách hàng, thì lúc đó bạn mới bắt đầu bán sản phẩm của mình.
4. ĐỪNG PHỎNG ĐOÁN
Một số khách hàng sẽ vui vẻ đồng ý có 1 cuộc hẹn với bạn ngay cả khi họ không có ý định mua hàng của bạn. Có thể là từ bạn, họ có thêm thông tin để sử dụng  đàm phán thỏa thuận tốt hơn với nhà cung cấp hiện tại của họ hoặc chỉ đơn giản là vì phép lịch sự, không muốn bạn làm phiền họ qua điện thoại nữa.Ngược lại, lại có một số người ban đầu tỏ vẻ cực kỳ khó chịu khi bạn gọi, nhưng sau đó có thể trở thành khách hàng tiềm năng tuyệt vời và sau đó, là khách hàng thân thiết. Cần lưu ý rằng thái độ của khách hàng trong một cuộc gọi không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy anh ấy có khả năng mua hàng hay không.
5. THU HÚT KHÁCH HÀNG NGAY TỪ KHI BẮT ĐẦU CUỘC HÔI THOẠI
30 giây đầu tiên của cuộc gọi cực kỳ quan trọng, nó quyết định thành bại ngay trong khoảng thời gian này. Đó là lý do tại sao câu mở đầu của bạn là phần quan trọng nhất trong cuộc gọi của bạn. Nếu bạn không có một kịch bản trước khi gọi, thì ít nhất cũng nên chuẩn bị một vài câu mở đầu ấn tượng và hãy thử nghiệm chúng, xem thử người nghe có phản ứng tích cực lại không. Bằng cách này, bạn sẽ thấy kết quả tốt hơn nhiều..
6. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỦA KHÁCH HÀNG
Danh sách khách hàng không phải lúc nào cũng hoàn hảo, do đó, ít nhất một số người bạn gọi sẽ không đủ điều kiện để mua sản phẩm từ bạn. Nếu bạn có thể loại bỏ những người đó ra khỏi các cuộc gọi ngay từ đầu, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mặt khác, nếu bạn không muốn hỏi một nhiều câu hỏi về điều kiện trong suốt cuộc gọi và gây trở ngại cho khách hàng tiềm năng của bạn, thì hãy bắt đầu với một vài câu hỏi quan trọng nhất và những câu hỏi còn lại sẽ hỏi sau.
Những Doanh nghiệp Cuộc Sống Đúng Nghĩa đã đào tạo kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả
ST by Minh Mỹ.