NHỮNG BẮT CHUYỆN VỚI NGƯỜI LẠ

Thời đại ngày nay là thời đại mà việc làm quen giữa hai người lạ khó khăn biết chừng nào. Hoặc bạn không thích thú, hoặc bạn e ngại, hoặc bạn thấy không cần thiết… Laptop, smart phone, sự phát triển của Internet đã trói chân chúng ta vào môi trường ảo, và việc bắt đầu một mối quan hệ với ai đó thực sự là điều không dễ dàng gì. Kết nối với thế giới trên mạng sao đơn giản đến thế, còn việc nói chuyện với một người lạ lại khó thực hiện.
Hầu hết chúng ta cảm thấy khó chịu khi tham dự một cuộc hội thoại mà chỉ sau vài câu hỏi thăm ban đầu, cả hai đã không còn gì để nói nữa. Sau đây là vài quy tắc sau sẽ giúp bạn duy trì cuộc trò chuyện một cách hứng thú:
Học cách nói chuyện với người lạ
1/ Gợi chuyện từ câu trả lời
Hãy cố gắng đào sâu những câu trả lời của họ bằng các câu hỏi sâu hơn để thể hiện sự quan tâm của bạn. Ví dụ, hỏi “quê bạn có đặc sản gì? Tên bạn đặc biệt quá, nó có ý nghĩa gì không vậy? Hồi cấp 3 bạn học trường nào? Bạn có nhiều bạn bè từ thuở nhỏ không?
Chú ý, chỉ hỏi những thông tin sơ bộ về bản thân họ, đừng hỏi các thông tin liên quan đến chuyện tình cảm cá nhân, thu nhập, nghề nghiệp của cả bố mẹ, anh chị em (hãy dành những thông tin về gia đình vào những lần hẹn sau nữa)…
2/ Cố gắng nắm bắt thông tin
Nếu tinh ý, chỉ từ việc quan sát trang phục, hành vi của người đối diện, bạn có thể thu nhận được một vài thông tin hữu ích về bản thân người đó. Ví dụ như đồng phục trường học, cơ quan tiết lộ nơi công tác của họ, cách trang điểm, ăn mặc tiết lộ tính cách,…
Ngôn ngữ cơ thể cho biết họ có hồi hộp hay thích thú khi nói chuyện với bạn hay không. Tín hiệu tích cực là hai tay cùng để trên bàn, nghịch ly nước, vuốt tóc…Tín hiệu tiêu cực là khoanh tay lại trước ngực, ngồi chống cằm, ngả người ra đằng sau trong khoảng thời gian dài, hay nhìn vào đồng hồ, điện thoại…
3/ Hãy thành thật khi nói chuyện với người khácChúng ta không thể nói một mối quan hệ tốt đẹp mà thiếu đi sự chân thành của cả hai bên. Hãy lắng nghe chân thành và chia sẻ chân thành.
Để cuộc nói chuyện khỏi rơi vào im lặng, bạn có thể chia sẻ về bản thân bạn. Lưu ý khi kể về bản thân trong thời kỳ làm quen, đừng chia sẻ những chuyện buồn, chuyện quá riêng tư, thu nhập, tình hình tài chính của bạn. Điều này sẽ gây khó xử cho người nghe và khiến bạn trở nên thực dụng, kém tinh tế.
4/ Nghệ thuật đặt câu hỏi khi nói chuyện
Hãy thủ sẵn trong túi những câu hỏi mà bạn cho là thú vị, có thể hỏi được cho nhiều đối tượng. Đó là các dạng câu hỏi về sở thích, kỷ niệm vui, ý nghĩa của những điều liên quan đến họ, ước mơ của họ…
Hãy nghĩ đến chủ đề này và đầu tư cách đặt câu hỏi sao cho thú vị. Giả sử, câu hỏi này có thể rất nhàm chán “em có dự định gì không?”, thì bạn có thể hỏi “em có ước muốn đi đâu đó hay sau này được làm điều gì đó không? Rõ ràng là câu sau có vẻ tình cảm, thân mật hơn câu trước.
Khi họ trả lời, hãy tỏ thái độ lắng nghe nghiêm túc, thỉnh thoảng hỏi lại những điểm bạn cần biết thêm.
Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm giao tiếp cho bản thân. Việc có khả năng giao tiếp tốt với bất kỳ ai rất quan trọng, nó khiến bạn trở nên thoải mái hơn, được yêu mến và tự tin hơn rất nhiều. Vậy nên, hãy không ngừng cố gắng. Chúc bạn tìm được nhiều tri kỷ trong cuộc sống của mình.
S.T Bảo Ngọc