những cách giúp bạn để dành tiền lương đến cuối tháng

Hàng tháng bạn luôn trong tình trạng cạn kiệt tài chính vào cuối tháng, bạn không biết mình chi tiêu  cái gì mà lại hết số tiền đó trong khi bạn cảm thấy mình không chi tiêu quá nhiều và không mua sắm cái gì có giá trị lớn vậy số tiền hàng tháng của bạn nó đã không cánh mà bay hết.
Dưới đây là mọt số mẹo để bạn học được cách quản lý và để dành được một số tiền kha khá với mức lương của bạn bây giờ.
– Việc đầu tiên làm khi nhận lương là liệt kê các chi phí, những thứ mình “cần” mua trong toàn bộ tháng tới, thay vì ngồi tưởng tượng ra những thứ mình “muốn” mua.
– Thường xuyên mang đồ ăn trưa, chỉ ăn tiệm một vài lần để đỡ ngán.
– Chia nhỏ khoản tiền lương của mình. Đây là một cách rất hay để bạn quản lý tiền bạc. Hãy rút hết tiền trong tài khoản, chia vào những phong bì cụ thể như tiền thuê nhà, tiền ăn + đi lại hàng tuần, tiền tiết kiệm, tiền giải trí,tiền đi sinh nhật đám cưới,… Hãy chỉ dùng trong những khoản tiền đó. Khi tiền bị thâm hụt, bạn sẽ biết được là do khoản nào.
cach-tiet-kiem-tien-luong-vao-cuoi-thang
– Đặt câu hỏi “Mình có thực sự cần nó không?”, “Còn cách nào tiết kiệm hơn không?” trước khi mua bất cứ món đồ gì, để tránh trường hợp mua về chỉ vì nó quá xinh, và niềm tin bất diệt “trước sau gì cũng sẽ có dịp dùng”.
– Học thêm các mẹo phối đồ và trang điểm. Bạn hoàn toàn có thể biến tấu tủ đồ thành những bộ quần áo mới toanh, và kiểu trang điểm bắt mắt, thay vì phải đi mua mới toàn bộ.
– Cưng chiều bản thân (nhưng không quá thường xuyên). Thường xuyên gội đầu ở nhà, và đi spa 1- 2 lần/ tháng, đủ để cảm thấy mình được chăm sóc thương yêu, nhưng lại không quá tốn tiền.
– Chuyển các buổi café, ăn tại nhà hành thành các bữa ăn tự nấu tại nhà. Thay vì hẹn mấy đứa bạn ra ngoài quán, tại sao không thử mua vài món ăn đơn giản về nhà chế biến, vừa nấu vừa tám đủ chuyện trên trời dưới đất.
– Đừng quên làm thẻ khách hàng thân thiết cho những quán, cửa tiệm bạn hay ghé qua. Việc này có thể khiến ví bạn dày hơn vì số lượng thẻ, nhưng lại giúp giảm đi lượng tiền phải chi ra.
– Lên danh sách tất cả các thứ cần mua trước khi đi siêu thị, và chỉ mua gói gọn trong đó, rồi đi ra thanh toán tiền.

– Lấy ra một khoản tiết kiệm 10-15% thu nhập mỗi tháng, và cân đối chi tiêu trong phần còn lại, thay vì tiết kiệm từng chút từng chút một. Khoản tiền đó nên được lấy ra vào đầu tháng (để tránh bị hao hụt) và gửi vào ngân hàng, hoặc cho vào con heo đất.
– Tích cực săn khuyến mãi, và mua tích trữ đồ dùng cá nhân trong những đợi giảm giá. Tuy nhiên, bạn chỉ cần 2,3 áo khoác cho mùa đông thôi, chứ đừng mua rất nhiều, và lấy cớ là tích trữ cho 5 năm sau nhé.
– Tặng quà handmade thay vì đi mua quà.
– Thay đổi những thói quen “có hại” cho ví của bạn. Thay phải chi tiền triêu cho các sản phẩm làm mờ vết nám, hãy bớt lười và tập bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

– Đừng lúc nào cũng mang thẻ tín dụng.
– Thay vì tiêu tiền vào những bộ quần áo hiếm khi mặc chỉ vì lúc đó đang bị stress; bạn có thể dành dụm khoản tiền đó thêm một thời gian nữa,và đi du lịch nghỉ dưỡng. Giải pháp nào cũng tốn tiền, vì thế hãy chọn cái thực sựgiải quyết được vấn đề của bạn.
– Đi mua hàng đừng quên trả giá, và lượn một vài shop trước khi quyết định.
– Kết thân với một vài shop bán mỹ phẩm xách tay, và nhắn họ báo cho bạn khi có các đợt giảm giá lớn, bạn sẽ tiết kiệm được khối tiền.
– Chọn những shop quần áo online cho bạn trả lại nếu không ưng ý; hoặc ít nhất là được trả lại ngay lúc nhận hàng, nếu mẫu và vải không đúng như mô tả. Đừng vì ngại trả hàng mà mua những đồ mình sẽ không bao giờ mặc tới.
– Đi du lịch vào những ngày bình thường, và ở nhà vào những ngày lễ.
– Ghi nhớ quy tắc: mua càng nhiều càng rẻ. Hãy tìm xem có người bạn nào muốn mua chung với mình không, bạn sẽ mua được món đó với giá sỉ, và tiết kiệm được không ít tiền đâu.