Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên thực tế

Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là gì, thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với vai trò là nhà quản trị đang xây dựng nền văn hóa cho doanh nghiệp, bạn có thể lưu tâm một vài chỉ dẫn dưới đây để vận dụng trong công ty mình.

  1. Tuyển đúng người

Muốn văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực phát triển, cần tuyển dụng được những người đam mê công việc, giống như vun đắp những mầm cây nhiều sự sống (ảnh minh họa)

tuyet-chieu-cuop-khach-hang-cua-doi-thu-2

  Văn hóa doanh nghiệp – Tuyển đúng người

Bạn phải nỗ lực để tìm được những cộng sự cùng chia sẻ niềm đam mê kinh doanh của mình. Muốn vậy, hãy đưa ra những câu hỏi “kiểm nghiệm” trong lúc phỏng vấn ứng viên, ví dụ: Bạn đam mê điều gì nhất trong con đường sự nghiệp của mình? Điều gì thường tạo ra nguồn cảm hứng cho bạn? Những khóa học nào trong trường đại học bạn yêu thích nhất và ngược lại? Qua những câu trả lời, bạn sẽ có cảm nhận sát thực hơn về năng lực và ý chí của nhân viên mới.

  1. Truyền đạt và ghi nhận thông tin

Một khi đã chọn được đúng người, bạn cần cùng họ thường xuyên thảo luận về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp, điều gì cần phải cải tiến. Nên chia sẻ với họ những kinh nghiệm và bài học dẫn tới thành công mà doanh nghiệp đã tự tích lũy được, cũng như phân tích cho họ hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong quá khứ.

Làm việc trong một nền văn hóa “tích cực”, các nhân viên luôn nhận thức được đâu là những yếu tố không tạo nên hiệu quả và tìm cách góp phần điều chỉnh, nâng cao cách thức làm việc cho hợp lý hơn. Ngoài ra, nhà quản trị phải chịu khó lắng nghe ý kiến của nhân viên, của khách hàng, của đối tác để sớm phát hiện được xu hướng phát triển của thị trường, tìm ra những ý tưởng mới mẻ, hữu ích cho công việc kinh doanh.

  1. Loại bỏ khi cần thiết

Một môi trường văn hóa lành mạnh và tràn đầy nhiệt huyết có thể bị hủy hoại bởi những cá nhân tiêu cực, qua những lời than vãn hoặc phê phán không chính xác, gieo rắc sự hoài nghi trong nội bộ và phá hủy niềm đam mê của cả một tập thể. Lời phê bình có tính xây dựng luôn cần được tôn trọng, nhưng những lời than phiền hoặc phê phán sai thì phải có cách đặc trị.

Trong những trường hợp đặc biệt, có thể buộc phải cho người thường xuyên than phiền hoặc bỏ bê công việc nghỉ việc. Phải xây dựng được quy chế làm việc nghiêm túc trong doanh nghiệp. Nhà quản trị phải đi đầu làm gương trong việc sử dụng hiệu quả tám giờ làm việc.

Sau giờ làm việc, sếp và nhân viên có thể cùng nhau thư giãn theo nhiều cách khác nhau để giải tỏa stress, tìm hiểu thêm về cá tính, hoàn cảnh gia đình của từng người, động viên nhau vượt qua các áp lực để cùng vươn tới thành công.

Không soi mói tham vọng của các nhân viên dưới góc nhìn tiêu cực, mà ngược lại, chỉ ra hướng để họ từng bước đến gần những điều họ mơ ước.
Nền văn hóa được xây dựng trên sự đa dạng về xuất xứ, năng lực, trình độ, kinh nghiệm và niềm đam mê của cả một tập thể. Chính sự khác biệt ấy tạo ra sức mạnh đặc thù cho doanh nghiệp.

Nhà quản trị phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng tính đa dạng đó để “tận dụng” được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tạo ra không gian có tính tương tác cao.

Sự tương tác giữa các cá nhân trong một tập thể sẽ giúp nảy sinh những ý tưởng đổi mới táo bạo, có thể tạo ra chuyển biến mạnh mẽ. Nền văn hóa doanh nghiệp cũng được xây dựng qua không gian giàu tính tương tác đó. Thỉnh thoảng, bạn hãy nhìn lại không gian làm việc của doanh nghiệp và tự hỏi liệu có thể nâng cao hơn nữa tính tương tác hay không.

  1. Nhìn xa trông rộng

Nếu nhà quản trị chỉ lo đong đếm kết quả kinh doanh của từng tháng hay từng quý thì xem ra, con đường phía trước còn mịt mờ. Những doanh nhân đam mê và có nhiệt huyết thường tự trang bị cho mình tầm nhìn đủ xa, ít nhất là 5 năm sau. Đừng quên rằng hơi ấm được giữ lâu luôn tốt hơn một ngọn lửa bùng cháy thật to lớn, nhưng chỉ trong chớp mắt.

Tóm lại, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong cùng một công ty cộng với sự dẫn dắt, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp và những nét riêng của công ty, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hóa cho mình.

                                                                                                                                                                                       Sưu tầm: https://www.kynang.edu.vn

Các bài liên quan:

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp