Bài học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản – phần cuối

Konosuke Matsushita (1894 – 1989) là một nhà doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của nước Nhật. Ông là người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất nhì Nhật bản.

3. Một điển hình về văn hóa kinh doanh: Ông Konosuke Matsushita

Konosuke Matsushita (1894 – 1989) là một nhà doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của nước Nhật. Ông là người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất nhì Nhật bản. Ngày nay, khắp thế giới, ai cũng biết đến mặt hàng điện tử gia dụng mang nhãn hiệu National, Panasonic… do tập đoàn Matsushita Electric sản xuất. Matsushita Electric là một tập đoàn đa quốc gia cỡ lớn với khoảng 240.000 nhân viên, hơn 100 chi nhánh và nhà máy hải ngoại, tổng doanh thu hàng năm lên tới trên 56 tỷ USD. Doanh số của tập đoàn tương đương 85% GDP của Singapore hoặc Philippine (1992), gấp 4 lần tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1992.

Konosuke Matsushita là ai ?

Đó là cậu bé 9 tuổi của một gia đình nề nếp kiểu Nhật bị khánh kiệt vào những năm đầu của thế kỷ 20, phải rời ghế nhà trường ở độ tuổi thiếu nhi để bước vào học nghề sửa xe đạp ở thành phố Osaka. Mồ côi cha, mẹ từ năm 15, 18 tuổi, tự lực mưu sinh với bệnh phổi hiểm nghèo ngay từ độ tuổi “hoa niên”của cuộc đời. Ông vốn chỉ có trong tay 100 Yên tiền trợ cấp thôi việc, đã gây dựng nên một cơ đồ khổng lồ của hãng Matsushita Electric.

Cuộc đời của Matsushita chính là bản đúc kết kinh nghiệm thành công và cả triển vọng bão tố đối với một dân tộc đã biết bằng sức mạnh của ý chí, tinh thần và tài nghề, tiến lên chinh phục hết mục tiêu này đến mục tiêu khác trong một thế giới cực kỳ phức tạp mà quy luật thị trường còn ghê gớm hơn cả chiến trường.

Ông đã nêu ra một số bài học:

  • Một là, trong nghệ thuật giải quyết vấn đề, phải thẳng thắn đối mặt với nó, không được để vấn đề vượt khỏi tầm tay.
  • Hai là, “Vượt qua gian lao càng to lớn, con người càng vĩ đại”, “Lớn sóng phải to thuyền”, những câu châm ngôn kiểu ấy của Goethe, Tolstoi cho thấy phẩm chất cần có của con người trong thử thách.
  • Ba là, nên nghĩ những gian lao như liều thuốc quý giúp cho sự phát triển của bạn. Cơn khủng hoảng chính là cơ hội bằng vàng trắc nghiệm khả năng và độ vững bền thự sự của bạn. Từ mỗi thất bại nên rút ra những bài học cho tương lai và dốc sức biến mỗi vận rủi thành vận may…

Các Quan điểm và phương pháp quản lí của Matsushita có sức ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản. Triết lí kinh doanh của Matsushita là: Cần phải “sản xuất” (đào tạo) con người trước khi sản xuất ra sản phẩm. Con người có quy củ và chất lượng mới mong có sản phẩm chất lượng

Ông Matsushita đã nghĩ ra nhiều biện pháp đào trong quản lí nhân sự như: – Luân chuyển nội bộ “Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc”, “Khen thưởng theo tinh thần và giá trị sáng kiến của nhân viên” doanh nghiệp là nơi quy tụ và đào tạo con người – Cần có biện pháp quản lý xí nghiệp sao cho mọi nhân viên cảm thấy họ đang sống và làm việc trong một công ty có hoàn cảnh dễ chịu. Phải đạt được điều “Trăm tướng một lòng, ba quân hợp sức”.

Mọi người trong công ty đều phải tự hỏi và trả lời được những câu hỏi: – Vì sao có công ty này – mục đích kinh doanh của Công ty là gì – Tinh thần kinh doanh và những quan điểm chủ đạo là gì? Và kinh doanh thực sự là cuộc chiến, trong đó sự tồn tại thuộc về khả năng tìm kiếm nơi có nhu cầu tiêu thụ.

Những tinh thần chủ đạo của công ty Matsushita mà về sau trở thành những nét chính của Văn hóa Doanh nhân trên đất nước Phù Tang là:

  • Doanh nhân phục vụ đất nước
  • Quang minh chính đại
  • Hòa thuận nhất trí
  • Lễ độ khiêm nhường
  • Phấn đấu vươn lên
  • Đền đáp công ơn

Các quy tắc kinh doanh của Matsushita: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản

  • Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào
  • Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành bình thường được
  • Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lí của họ. Phải đáp ứng kì vọng của họ. Họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân.
  • Không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên
  • Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm
  • Phấn đấu làm sản phẩm chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất

Sưu tầm: https://www.kynang.edu.vn

Các bài liên quan:

Bài học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản – phần 2

Bài học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản – phần 1

Nghĩ về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam