Các loại đầu tư tài chính và kỹ năng cần có

Có rất nhiều quan điểm khác nhau và không có một định nghĩa chính xác nào về các loại đầu tư. Nhưng Robert T.Kiyosaki – Tác giả của “Rich Dad Poor Dad” chia ra làm hai dạng theo kinh nghiệm của ông. Đây là dạng đầu tư thông thường nhất mà mọi người đều dễ hình dung, biết đến. Người muốn đầu tư gọi điện cho một công ty hay một đại lý bán lẻ để tìm hiểu và đầu tư.

1. Mua đầu tư trọn gói

Đây là dạng đầu tư thông thường nhất mà mọi người đều dễ hình dung, biết đến. Người muốn đầu tư gọi điện cho một công ty hay một đại lý bán lẻ để tìm hiểu và đầu tư. Ví dụ như một công ty bất động sản, một người môi giới chứng khoán, hay tự mình lập một kế hoạch tài chính để mua một cái gì đó. Có thể là một quỹ chung, một REIT – Real estate investment trust (Quỹ tín thác đầu tư bất động sản), một cổ phần, hay một ngân phiếu. Đây là một cách đầu tư đơn giản và nhanh gọn. Cũng đơn giản như một người muốn mua một cái máy tính để làm việc, họ đến cửa hàng máy tính, chọn mua cả một cái máy tính trong cửa hàng với giá tiền mình có thể và mang về nhà.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu. Khả năng kiểm soát vốn đầu tư tốt.
Khuyết điểm: Vốn ban đầu cần nhiều nếu muốn đầu tư dài hạn.

2. Tự tạo ra đầu tư

Đây là một loại đầu tư đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Những nhà đầu tư này thường thu nhập các dạng ý tưởng. Hãy hình dung như việc bạn mua từng linh kiện máy tính về và tự ráp lại thành chiếc máy có thể sử dụng được. Đây là một dạng đầu tư làm theo yêu cầu. Có thể bạn là người không biết lắp ráp máy tính, nhưng bạn lại biết tạo ra, đón nhận và lắp ráp các cơ hội với nhau khi nó xuất hiện.
Một nhà đầu tư tạo ra sự đầu tư cho mình có thể gọi là một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Có khi phải mất một thời gian dài hơn để ghép các ý tưởng lại, và cũng có khi không thể nào gom chúng lại được. Tất cả những người muốn tìm hiểu sâu về đầu tư, đều được khuyên, hãy tìm hiểu về con đường này.
Ưu điểm: Cần nhiều kỹ năng khác nhau, phức tạp hơn.
Khuyết điểm: Đôi khi không cần vốn mà vẫn có thể đầu tư dài hạn và làm giàu.
3. Các kỹ năng cần có để đầu tư
Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn cần phải phát triển ba kỹ năng chính. Những kỹ năng này bổ sung thêm vào bốn kỹ năng yêu cầu để trở thành người có sự thông minh về tài chính (IQ tài chính).
Làm thế nào để tìm ra một cơ hội mà người khác bỏ lỡ?
Cơ hội là cái có ở mọi nơi và công bằng với mọi người. Nhưng điều đó phải vận dụng cái đầu của bạn rất nhiều. Ngoài những ý tưởng thì suy xét là một kỹ năng quan trọng để bạn có thể làm được điều này. Ví dụ, một anh bạn mua một ngôi nhà cũ ọp ẹp, trông như một ngôi nhà ma vậy. Mọi người đều hỏi, tại sao anh ta lại mua ngôi nhà ma đó? Điều anh thấy được còn người khác không thấy được là vì, ngôi nhà đi kèm với 4 lô đất phụ thêm. Sau khi mua ngôi nhà, anh phá sập nó và bán 5 lô đất cho một nhà xây dựng với giá gấp 3 lần giá mà anh đã mua trọn gói.
Cơ hội đến khi bạn muốn tìm hiểu về điều bạn đang cần. Bằng đầu óc, bạn có thể nhìn thấy những thứ mà người khác không nhìn được bằng mắt thường.
Làm cách nào để tăng tiền?
Những người bình thường, khi cần tiền đầu tư, phần nhiều họ nghĩ đến ngân hàng. Nhưng những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ không cần đến ngân hàng. Rất nhiều người thường nói: “Ngân hàng không cho tôi vay tiền” hay “Tôi không đủ tiền để mua/ đầu tư”. Nếu bạn muốn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn cần phải học cách làm những điều mà hầu hết mọi người không làm được. Nói cách khác, phần lớn những người đó vì thiếu tiền nên không làm ăn được.
Đây là một điều có vẻ khó hiểu và trừu tượng với nhiều người. Nhưng điều bạn cần quan tâm đó là cái bạn muốn chứ không phải cái bạn mua. Đầu tư không phải là mua bán. Đó là sự hiểu biết.
Làm sao tập hợp được những người thông minh?
Người thông minh, một nhà đầu tư chuyên nghiệp là người thuê mướn hay làm việc chung với những người thông minh hơn anh ta. Khi bạn cần lời khuyên thì bạn chắc chắn rằng, bạn đã chọn cho mình được một cố vấn khôn ngoan.
Có quá nhiều điều phải học. Nhưng nếu bạn không học những kỹ năng này thì hãy là một người đầu tư dạng thứ nhất, tức là Mua đầu tư trọn gói. Chính những điều bạn biết, những kỹ năng bạn có là tài sản lớn nhất. Những điều bạn không biết là rủi ro lớn nhất.
Đầu tư, trong bất kỳ điều gì cũng đều có rủi ro. Vì vậy bạn phải học cách xoay sở những rủi ro này thay vì né tránh chúng. Đó là một phần trong việc quản trị rủi ro.