Để trở thành nhà quản lý, lãnh đạo được lòng nhân viên

Là một người quản lý, lãnh đạo, để nhân viên nể phục và nghe theo ý mình không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để thu phục những nhân viên cấp dưới, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp với daonh nghiệp là câu hỏi khiến nhiều nhà quản lý, lãnh đạo đau đầu. kynang.edu.vn sẽ chia sẻ những bí quyết khiến bạn được nhân viên kính nể và yêu mến.

9 phong cách sống, làm việc và lãnh đạo của Jack Ma đáng để học tập

Là một tấm gương tốt

lanh-daoLàm sếp không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đi muộn, có những đặc quyền vô lý hay chỉ việc ngồi một chỗ “chỉ tay năm ngón”. Bạn và các nhân viên khác chỉ khác nhau về cấp bậc, bạn vẫn phải làm việc như những người khác, thậm chí là gánh vác những công việc khó khăn, nặng nhọc hơn. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên cấp dưới về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới tôn trọng và tin tưởng bạn.

Sống tích cực

Người tích cực xem sai lầm là bài học kinh nghiệm, chứ không phải tai hoạ làm mình ngã gục. Là người tạo ra hi vọng cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải lạc quan để thành công. Khi là một vị sếp, bạn còn phải truyền thái độ tích cực đến nhân viên của mình. Bằng nhiều biện pháp truyền lửa cho cấp dưới, bạn sẽ giúp nhân viên vững vàng hơn trước thử thách.

Vị tha

Một phẩm chất lãnh đạo quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có, đó là tính vị tha. Họ quan tâm tới thành tựu của tập thể ngay cả khi nó đối lập với mục tiêu riêng của họ. Nếu trước đây luôn có nhiều lãnh đạo mang “trái tim sắt đá”, thì hiện nay những nhà lãnh đạo có đạo đức sẽ là người giải quyết khủng hoảng tốt hơn, truyền đạt tốt nhất, và quan trọng sẽ càng được nhân viên yêu quý hơn.

Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên

Kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới là một nghệ thuật không hề đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

Phân chia công việc phù hợp

Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên. Một vị sếp dù có tài giỏi thế nào cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Vì vậy, hãy đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, từ đó tận dụng thế mạnh của từng nhân viên để giao việc phù hợp. Để làm được điều này, bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ. Như thế bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.

> Giải Mã Ngôn Ngữ Hình Thể Của Những Doanh Nhân Nổi Tiếng

Hòa đồng với nhân viên

Trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy thuộc vào tính cách, phong cách của từng người nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Hãy cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo nhóm, vui chơi ngoại khóa để tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm giữa mọi người. Tuy nhiên, hãy nhớ đối xử công bằng, tránh để thiên vị bất cứ ai.

Biết cách khích lệ nhân viên

Lãnh đạo không chỉ đơn giản yêu cầu nhân viên làm việc mà cần biết cách khiến họ yêu thích công việc đang làm. Mọi người đều cần có những hướng dẫn, hỗ trợ, góp ý của người khác. Nếu nhà lãnh đạo đóng vai trò như nhà tư vấn thông thái, bạn sẽ khiến nhân viên tin tưởng nhiều hơn, tạo điều kiệu cho họ phát triển được những mục tiêu của mình.

Ngoài ra, người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng cho cấp dưới theo một hướng đi nhất định, rõ ràng, sẽ gia tăng sự tin cậy và trung thành đối với nhân viên.

Sống ngay thẳng, công bằng.

ldMột nhà lãnh đạo tốt luôn trung thực với các đồng đội của mình. Trung thực có thể được coi là kỹ năng lãnh  quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo có “tâm và tài”. Người thiếu trung thực có thể giành được quyền lực, nhưng không phải là nhà lãnh đạo đích thực. Đã hứa thì phải giữ lời. Đã nói thì sẽ làm. Mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng sẽ khiến nhân viên cảm nhận bạn luôn bên cạnh để giúp đỡ, tăng cảm hứng cho họ làm việc nhiệt tình hơn.

Có tầm nhìn

Tất cả nhà lãnh đạo nắm trong tay “số phận” của toàn công ty. Mọi quyết định của bạn không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập nhân viên mà hệ luỵ đến cả gia đình của họ. Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn làm việc trong công ty đảm đảo, ổn định. Tầm nhìn là một bức tranh bạn vẽ ra về tương lai để toàn nhân viên hướng tới. Ngoài ra, khi bạn có tầm nhìn tốt, sẽ biết cách để dẫn dắt nhân viên và truyền cảm hứng cho họ.

Công nhận thành tích của cấp dưới

Trong một cuộc khảo sát cho thấy điều khiến nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty nhất là khi họ thấy mình được công nhận và trân trọng. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào từ lãnh đạo, đặc biệt là trước tất cả mọi người trong công ty cũng đều khiến cho các nhân viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống. Đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy những nhân viên khác cố gắng và phát huy khả năng nhiều hơn. Đây là biện pháp phổ biến được rất nhiều lãnh đạo tin dùng bởi tính hiệu quả của nó.

Thừa nhận sai lầm của mình

Rất nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm hay thất bại của mình với nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, người lãnh đạo không phải và không bao giờ là người hoàn hảo. Sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dụng khích lệ nhân viên. Từ đó, nhân viên có thể có những ý kiến đóng góp để bạn không mắc phải những sai lầm tương tự. Hơn nữa, thái độ “biết người biết ta” sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên cấp dưới.

Công bằng, ngay thẳng

Công bằng không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, nó có nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Muốn lãnh đạo được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi vì để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người công bằng, ngay thẳng. Bạn hãy nhớ luôn tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy tuyên dương trước toàn bộ nhân viên và có hình thức khen thưởng xứng đáng. Ngược lại, với những nhân yếu kém, bạn cũng phải có hình thức kỷ luật thấu đáo.

Có kỹ năng ra quyết định

Tố chất thường thấy ở một lãnh đạo giỏi là dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Đây cũng là khâu mấu chốt trong cách quản lý và lãnh đạo. Thực tế, để ý tưởng triển khai vào thực tiễn mang lại kết quả tốt, để có một quyết định đúng đắn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cảm quan tốt, đánh giá và dự báo được tình hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định và hiểu sâu sắc việc mình làm. Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Luôn học hỏi

Mỗi một ngày qua là một thay đổi, dù có học bao nhiêu cũng không đủ. Học – học nữa – học mãi và học ở mọi nơi là điều bạn cần phải luôn tâm niệm nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thông qua việc không ngừng học hỏi, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hơn nữa, việc này còn tạo động lực thúc đẩy mỗi nhân viên của bạn trong việc học và tự học của bản thân họ.

Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người. Chúc bạn thành công.

ST by BN