NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI ĐI LÀM

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.
Với các kỹ năng sau đây hy vọng sẽ giúp ít được mọi người khi đi làm và giúp ít trong công việc cũng như cuộc sống của chính bản thân mỗi người.
1/ Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống cũng như công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Nhiều công việc chúng ta gặp phải hàng ngày, trong kinh doanh lẫn đời sống riêng, về bản chất rất phức tạp. Sẽ có những vấn đề phát sinh không thể lường trước được. Lúc này bắt buộc bạn phải có cách giải quyết vấn đề một cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến thành quả công việc, đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn cần phải có.
Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật.
2/ Kỹ năng làm việc nhóm
Bạn không thể lúc nào cũng làm việc một mình và muốn làm việc một mình, dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc và thường xuyên phải làm việc nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là bạn phải biết cách kết hợp hài hoà với cách thành viên trong đội để có được kết quả cuối cùng tốt nhất. Vậy kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết trong khi đi làm vì đó là quá trình thăng tiến của bạn, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc chung.
3/ Sáng tạo trong công việc

Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách dập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn.

Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Sáng tạo là khả năng suy nghĩ, hành động để khám phá những cách thức mới của tư duy và làm việc.
4/ Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc và nhiều khi mang tính quyết định của thành công nhất là trong kinh doanh. Kỹ năng thông tin là khả năng giao tiếp hiệu quả suy nghĩ và ý tưởng của bạn trong giao tiếp, trên giấy tờ và qua điện thoại. Nó liên quan đến việc biết lắng nghe người khác, xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.
Giao tiếp đối với nhiều người thật sự rất dễ dàng, nhưng với một số người đó lại là nỗi sợ hãi, lo lắng. Nhưng nếu bạn là người không giỏi trong giao tiếp, lời nói không có trọng lượng, không tạo được niềm tin cho đối tác thì chắc chắn thành công sẽ rất khó đến. Hãy luôn nhớ giao tiếp hiệu quả không phải là nói nhiều mà phải tuỳ từng hoàn cảnh để có cách giao tiếp cho phù hợp.
5/ Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta. Dĩ nhiên ai cũng biết lắng nghe, nhưng lắng nghe như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần; học cách lắng nghe không chỉ nội dung được nói ra mà còn theo cách nào và những thông điệp không lời được gửi gắm trong đó. Để xác định rõ những gì người khác nói và để tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào, cần cố gắng không suy nghĩ cần phải nói gì tiếp theo trong khi lắng. Vì thế, để thành công trong khi đi làm bạn cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác như thế nào cho hiệu quả nhé.
6/ Kỹ năng lập trình vi tính
Ngày nay, máy tính đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bất cứ một cá nhân, tổ chức nào. Hầu hết mọi cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý nào cũng đều được lưu trữ, thiết lập và điều khiển thông qua thiết bị máy tính. Một vài khả năng cơ bản sử dụng máy tính và các phần mền có sẵn sẽ giúp bạn trải qua công việc một cách nhanh chóng và bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng lưu ý bản hồ sơ xin việc của bạn nếu bạn trội hẳn kỹ năng lập trình máy tính.
7/ Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp
Vấn đề nhân sự là một trong những dấu mốc của mối quan hệ thể hiện sự liên kết và tính hiệu quả trong công việc. Bạn chắc chắn sẽ hợp tác với cả một tập thể, dù vị trí cấp bậc của bạn cao cấp hay đồng vị với mọi người. Đây đơn giản là khả năng thích nghi và hòa hợp với đồng nghiệp. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp bằng cách phối hợp hiệu quả với đồng sự vì một mục đích hướng đến lợi ích cho tổ chức nơi bạn làm việc. Sẵn sàn gạt bỏ hiềm kích, yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, tích cực lắng nghe, cộng tác và chia sẻ trách nhiệm đó chính là nét đẹp văn hóa công sở thể hiện kỹ năng bạn quan hệ, cộng tác tích cực với đồng nghiệp.
8/ Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
Bạn sẽ giảm mất cơ hội kiếm việc nếu CV của bạn để trống ở mục “Ngoại Ngữ”. Bạn sẽ phải tự đánh giá năng lực thực hành ngoại ngưc của mình. Mức độ trung bình hoặc giỏi đều sẽ được xem xét và cân nhắc qua trước khi nhà tuyển dụng gọi tên bạn. Dĩ nhiên, bạn có khả năng sử dụng nhiều ngoài ngữ hay nghe nói thuần thục một ngoại ngữ, bạn sẽ được đánh giá cao. Đối với một số công đa quốc gia, đây cũng là yếu tố đầu tiên để xét tuyển bạn có phù hợp với công việc hay không. Một số ngoại ngữ thông dụng nhất hiện nay, với mức độ đầu từ từ nước ngoài rất lớn đổ vào Việt Nam là Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Trung Hoa v.v…
Những kỹ năng mềm này không phải tự nhiên có mà sẽ được hình thành trong quá trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn còn thiếu hoặc thấy mình chưa có những kỹ năng này thì cũng đừng quá lo lắng, từ từ bạn sẽ tất cả những kỹ năng trên.
S.T Bảo Ngọc