Nghĩ về công việc càng nhiều bạn sẽ bế tắc trong cuộc sống

Khi bạn cảm thấy ngủ không ngon, trong lúc ngủ luôn nghĩ về tiến độ công việc, bản kế hoạch công việc còn chưa hoàn thành trong ngày hôm nay, nghĩ về công việc nào kiếm thêm thu nhập, có nên làm hay không? bạn thường cáu giận bất thường, nghĩ quá nhiều đến công việc, không thể tập trung đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang quá bế tắc trong cuộc sống này.

khong-yeu-viec-phai-lam-gi

Mỗi lần cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, chắc hẳn bạn sẽ đặt câu hỏi “Tại sao lại là mình? Tại sao bế tắc luôn lặp lại? Tại sao mình đã cố gắng hết sức mà mọi việc vẫn không đạt được như mong đợi?”

Không khó để nhận ra rằng, bạn đang bị áp lực và chính bản thân bạn lại không hề hay biết. Cuộc sống với quá nhiều mục tiêu, khát vọng, trách nhiệm và cả những lo toan khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc. => kỹ năng quản lý cảm xúc

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy cuộc sống của bạn đang “bế tắc”. Bạn cần nhận ra chúng và tìm cách khắc phục sớm nhất có thể.

1. Bạn cáu giận với bất cứ ai

Khi đồng nghiệp chỉ đưa ra một yêu cầu đơn giản như “Hãy giúp tôi liệt kê lại các nội dung trong bản ghi nhớ này”, bạn cũng có thể cáu giận một cách vô lý. Bạn sẽ bực bội và nghĩ rằng người đồng nghiệp của mình thật “vớ vẩn”.

Và trong những trường hợp đó, thay vì mỉm cười và giúp đỡ đồng nghiệp, bạn thường đưa ra những câu trả lời “thiếu hợp tác” như “Ồ, tôi đang bận lắm, để lúc khác nhé”.

Có thể bạn hoàn toàn không nhận ra lời nói vô ý của mình đang làm mất lòng đồng nghiệp. Bạn tự biến mình thành một kẻ thô lỗ và luôn khó chịu. Thực tế là bạn đang bị áp lực và bạn làm tổn thương người khác vì không nhận ra áp lực của chính mình.

2. Bạn nghĩ đến công việc mọi lúc, mọi nơi

Bạn có thể ngồi ở văn phòng 5 tiếng hay 9 tiếng, nhưng đầu óc bạn lúc nào cũng chỉ có công việc và công việc. Lúc lái xe, lúc ăn tối, khi đi ngủ, thậm chí cả trong giấc mơ, bạn cũng lo lắng về công việc.

Công việc là chủ đề duy nhất bạn đề cập đến khi nói chuyện với bạn bè người thân. Đó cũng là thứ duy nhất khiến bạn đủ kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của người đối diện.

Bạn đang sống như một con robot chỉ nghĩ đến công việc. Bạn bị căng thẳng và luôn lo lắng về công việc. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè, hoặc những thói quen của chính bản thân bạn.

3. Bạn không thể tập trung

Công việc đã đến deadline nhưng dường như bạn không hề thấy có bất cứ điều gì tiến triển. Những suy nghĩ cứ vây quanh bạn, bắt bạn phải hoàn thành công việc nhưng bạn lại không thể tập trung để cải thiện nó. => sáng tạo trong công việc

Dường như bạn đang rơi vào một vòng xoáy áp lực bởi bạn có quá nhiều việc phải làm. Bạn lo lắng sẽ không làm xong việc A, đồng thời cố làm một phần của việc B… Kết quả là dường như mọi thứ vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Bạn cần tập trung hơn vào một việc cụ thể, hãy giải phóng đầu óc và đừng lo lắng quá nhiều thứ cùng một lúc.

4. Bạn không thể ngủ ngon

Bạn luôn mệt mỏi vào cuối ngày, thậm chí kể cả khi đã nằm trên giường, bạn cũng mất hàng tiếng đồng hồ chỉ để nhìn lên trần nhà. Bạn có nhắm mắt để ngủ, nhưng bạn vẫn trăn trở suốt đêm. Kết quả là, sáng hôm sau bạn thức dậy trong trạng thái vô cùng mệt mỏi.

Khi bị căng thẳng, bộ óc chúng ta như một cuộc chạy đua với những suy nghĩ. Và thay vì gạt nó sang một bên để đi ngủ, bạn thường cố chắp ghép lại, nghĩ ngợi về nó để tìm cách giải quyết nhưng dường như vô vọng.

Ngủ là cách tốt nhất giúp bạn giải tỏa áp lực sau một ngày làm việc căng thẳng. Vì thế, đừng mang bất cứ suy nghĩ hay lo lắng nào trước khi đi ngủ. Điều đó không thể làm bạn thấy khá hơn đâu.

5. Toàn bộ cơ thể bạn luôn trong trạng thái uể oải

Cuộc sống có quá nhiều lo lắng khiến bạn thường tự “hành hạ” bản thân bằng nhiều cách. Bạn luôn cảm thấy đau lưng, đau vai, đau cổ, đau đầu… => 9 cách cân bằng trong cuộc sống

Khi bộ não phải giải quyết quá nhiều mâu thuẫn sẽ tác động đến hoạt động của các nơ ron thần kinh. Chúng kết hợp lại khiến cơ thể bạn mệt mỏi, quá trình lưu thông máu chậm lại, đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, tim đập nhanh hơn…

Dù muốn hay không, cuộc sống của bạn luôn phải đối phó với những thời điểm “bế tắc” như một phần tất yếu. Điều quan trọng là bạn nhận ra những bế tắc này xuất phát từ đâu và tìm cách giải quyết chúng.

Theo Trí Thức Trẻ/B.I