Các nguyên tắc ủy quyền

Sự ủy quyền phải ngừng lại với các giới hạn về kiềm tra thực tế. Không nên giao trách nhiệm và quyền lực cho người khác nếu ta không thể kiểm tra được công việc của họ và các quyết định của họ

Việc ủy quyền cần sử dụng các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc các giới hạn về kiểm tra: Sự ủy quyền phải ngừng lại với các giới hạn về kiềm tra thực tế. Không nên giao trách nhiệm và quyền lực cho người khác nếu ta không thể kiểm tra được công việc của họ và các quyết định của họ. Nếu hệ thống kiểm tra được tiến hành tốt sẽ cho phép ta được cả các ngoại lệ, và việc uỷ quyền là tốt. Cần phải kiểm soát lại các việc kiểm tra của ta trước khi uỷ quyền cho cấp dưới.

– Nguyên tắc về quyền hạn theo tỷ lệ: Quyền hạn phải được chuyển giao tương ứng cùng một lúc với các trách nhiệm, phương tiện.
– Nguyên tắc về trách nhiệm kép: Người cấp trên bao giờ cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động của người cấp dưới giúp việc cho mình mặc dù họ đã ủy quyền cho cấp dưới.
– Nguyên tắc về quyền hạn duy nhất: Mỗi một người giúp việc chỉ phải báo cáo cho một cấp trên mình về một nhiệm vụ nhất định.