Vai Trò Của Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong hệ thống các thuật ngữ kinh tế, xã hội và quản lý. Đồng thời với sự xuất hiện này là rất nhiều quan điểm về định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này.

Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đang chú trọng đến việc xây dựng đề án văn hoá chuẩn mực cho công ty mình và đã có nhiều công ty xây dựng thành công.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gồm một số vấn đề căn bản như: Xây dựng triết lý hoạt động của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh; hệ thống hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường; phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội… xem thêm về kỹ năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại www.vanhoadoanhnghiep.vn

anh huong

 văn hóa doanh nghiệp một công ty rất quan trọng

Có thể nói, một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn  phải có nền văn hoá mạnh. Văn hoá doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó. Phải coi văn hoá như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp mình. Vì vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cấp bách, cần thiết và là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới.

Các cấp thể hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty

–   Cấp dễ thấy nhất là thực thể hữu hÌnh. Như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim truyền thống, phóng sự về doanh nghiệp…; Hay công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…; Hoặc ngôn ngữ khẩu hiệu…; Hay chuẩn mực hành vi: nghi thức, nghi lễ, liên hoan. Và các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình….

–   Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện. Đó là giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm. Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị này gồm: giá trị tồn tại khách quan, hình thành tự phát và giá trị mà lãnh đạo mong muốn, phải xây dựng từng bước.

–   Cấp thứ 3 là các ngầm định. Nó chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn.

Khi xây dựng doanh nghiệp, nhiều người chỉ chú trọng đến vấn đề cơ cấu, tổ chức, nhân sự và thị trường. Có người lại chỉ coi trọng yếu tố giao tiếp làm mục tiêu để xây dựng văn hoá. Nhưng đó mới chỉ là một phần để đánh giá về sự hoạt động của doanh nghiệp và là một phần để cấu thành văn hoá doanh nghiệp. Những ai nhận thức sâu sắc về giá trị của một doanh nghiệp tồn tại thì phải đánh giá về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó.

Vì vậy cần coi văn hoá doanh nghiệp như là tôn chỉ mục đích của công ty, vì nó sẽ đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp, là tâm niệm về mục đích sống của doanh nghiệp đó. Và khi doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hoá mạnh thì càng khẳng định được giá trị ngầm định, đó là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là người lao động luôn tự hào về công ty mình. Họ luôn tự hào vì mình là một thành viên của công ty, luôn coi công ty như nhà của mình, đi xa một ngày là nhớ, thấy thiếu đi cái gì đó trong cuộc sống hàng ngày và muốn về công ty làm việc. Cái mà họ thấy thiếu đó không chỉ đơn thuần là đồng tiền mà chính là giá trị tinh thần và chỉ đến công ty mới có được. Vì vậy không có cách nào khác là xây dựng một nền văn hoá trong mỗi doanh nghiệp và xây dựng cho được một môi trường văn hoá làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của công ty chính là môi trường sống của họ.

Từ đó họ tự ý thức được trách nhiệm công việc mình làm và làm việc một cách nhiệt tình, đam mê, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho lợi ích của doanh nghiệp. Khi trong doanh nghiệp xuất hiện xung đột ,mâu thuẫn thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng chảy máu chất xám đang là thực trạng ở nước ta hiện nay. Lương và thu nhập chỉ còn là một phần động lực của người lao động. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó thì người lao động sẵn sàng đánh đổi, chọn mức lương thấp hơn để được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp, hoà đồng, thoải mái và được đồng nghiệp tôn trọng.trong cách quản lý, trong giao tiếp thường ngày và thể hiện cả trong cơ sở vật chất hạ tầng mà ít doanh nghiệp nào có được.

Lãnh đạo công ty luôn lấy con người làm then chốt. Song song đó là công nghệ và tài chính làm phương tiện để con người phát huy hết khả năng của mình cho sự phát triển bền vững của Công ty. Tất cả cán bộ nhân viên trong hệ thống đều có chung một mục đích là đóng góp hết khả năng của mình để xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững. Có được thành công đó chính là nhờ vào văn hoá của Công ty được lãnh đạo chú trọng quan tâm và được tất cả CBCNV nhiệt tình hưởng ứng. Thực sự, tôi luôn hãnh diện vì mình là một thành viên của đơn vị đó. Cho dù có cơ hội khác, với mức lương tốt hơn so với nơi đây, chắc hẳn tôi cũng sẽ từ chối và luôn tâm huyết với những mục tiêu của mình đang đặt ra trong môi trường này.

Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong  cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoá nhất định để tạo dựng con người. Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà vào giá trị quan của mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình. Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mà nhân viên thừa nhận có thể tạo ra động lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

sưu tầm: https://www.kynang.edu.vn