Một Số Kỹ Năng Sống Cần Thiết

Trong khi  trường học cung cấp cho bạn những kiến thức, một phần rất quan trọng, thì có những thứ khác mà một nền giáo dục lại không thể cung cấp được cho bạn. Dưới đây là một số kỹ năng sống rất cần thiết mà mọi người nên tham khảo.

1. Tôn trọng bản thân

Nếu bạn không tôn trọng chính mình, thì chẳng có những vấn đề nào khác. Biết tôn trọng bản thân có nghĩa là bạn có thể xem mình từ một số góc độ khác nhau, và bằng cách xem mình từ những góc độ khác nhau, bạn sẽ có khả năng nhận thức lớn hơn rằng bạn là ai, và bạn cũng sẽ có thể trở thành người mà bạn muốn. Khi bạn có thể lùi lại, và hiểu được bạn đã khiến những sự việc xảy đến như thế nào, bạn sẽ có khả năng kiểm soát cuộc sống của mình.

2. Sự đồng cảm

Để có một mối quan hệ thành công với những người thân yêu các quan hệ xã hội nói chung, chúng ta cần phải hiểu và quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của những người khác. Sự đồng cảm là khả năng hình dung về cuộc sống của người khác. Nếu không có sự cảm thông thì mối quan hệ giữa những con người với nhau chỉ có một chiều. Tồi tệ nhất là bản thân mỗi người sẽ hành động chỉ vì lợi ích/ích kỷ của bản thân và cuốn theo những hạn chế của người khác.

Sự đồng cảm có thể giúp chúng ta chấp nhận những người khác, những người có thể rất khác so với chính mình. Điều này có thể cải thiện tương tác xã hội, đặc biệt là trong các tình huống đa dạng sắc tộc hay văn hóa.
3. Tư duy phê phán
Tư duy phê phán là một khả năng phân tích thông tin và kinh nghiệm một cách khách quan. Tư duy phê phán có thể đóng góp cho sức khỏe bằng cách giúp chúng ta nhận biết và đánh giá các yếu tố rằng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi, chẳng hạn như các giá trị, áp lực bạn bè báo chí.
4. Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo những phát hiện hay cách làm mới, chứa đựng 4 yếu tố: thuần thục (tạo ra những ý tưởng mới), tính linh hoạt (thay đổi quan điểm dễ dàng), độc đáo (hình thành cái gì đó mới), xây dựng (xây dựng trên ý tưởng khác).
5. Ra quyết định
Ra quyết định giúp chúng ta xây dựng các hành động thích hợp ứng phó các vấn đề trong cuộc sống. Điều này có thể tạo ra cuộc sống lành mạnh. Nó có thể dạy chúng ta cách chủ động đưa ra quyết định về hành động dựa trên các tùy chọn sẵn có và xác định một cách hiệu quả các quyết định khác nhau có thể có.
6. Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề giúp chúng ta xây dựng những ứng phó đối với với vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Vấn đề tồn tại quan trọng chưa được giải quyết có thể gây ra căng thẳng thần kinh kèm theo sự gia tăng sự căng thẳng về thể chất.
7. Tập trung tối đa khi làm việc
Chúng ta sống trong một thời đại rất khó để tập trung và tập trung sự chú ý của mình vào một điều gì đó. Nếu bạn có thể phát triển khả năng này, bạn sẽ trở nên lành nghề ở tất cả mọi thứ bạn làm, và bạn sẽ thưởng thức vẻ đẹp của từng khoảnh khắc. Không chỉ cải thiện các mối quan hệ trong kinh doanh của bạn, mà còn cải thiện cả những mối quan hệ cá nhân của bạn.

8. Quản lý cảm xúc
Quản lý cảm xúc là nhận diện được cảm xúc của chúng ta và của người khác và xác định nó ảnh hưởng như thế nào đến hành vi. Trên có sở đó, có thể đáp ứng với những cảm xúc thích hợp. Cảm xúc mãnh liệt như giận dữ hay buồn bã có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta, nếu không đáp ứng một cách thích hợp.
9. Lắng nghe
Đối với nhiều người trong chúng ta, khả năng lắng nghe đã gần như biến mất. Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà nó có vẻ như tất cả mọi người muốn bạn lắng nghe họ, nhưng ít muốn lắng nghe bạn. Chúng ta đều biết rằng lắng nghe người khác có thể rất khó chịu, nhưng việc này có thể mang đến cho bạn rất nhiều sức mạnh, vì mọi người sẽ cảm thấy thoải mái tin và tin vào bạn. Bước đầu tiên trong việc trở thành một người biết lắng nghe là nghe được nội tâm của bạn. Nếu bạn là một người biết lắng nghe, bạn sẽ trở thành một người chồng/vợ, là một nhân viên, đối tác kinh doanh, và là các bậc cha mẹ hết sức tuyệt vời.

10. Xây dựng quan hệ
Kỹ năng quan hệ giữa các cá nhân giúp chúng ta quan hệ một cách tích cực với những người chúng ta tương tác với. Điều này có nghĩa thiết lập và gìn giữ tình bằng hữu, làm cho cuộc sống tinh thần và xã hội tốt đẹp. cũng có nghĩa là giữ quan hệ tốt với các thành viên gia đình, góp phần giữ gìn các quan hệ tốt của xã hội. Mặt khác, nó cũng có nghĩa là chấm dứt việc xây dựng các mối quan hệ.
11. Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả có nghĩa là chúng ta có thể thể hiện bản thân, cả
bằng lời và ngôn ngữ không lời, tùy từng hoàn cảnh và phù hợp với văn hóa của chúng ta. Như: bày tỏ ý kiến, mong muốn, nhu cầu và sợ hãi; yêu cầu tư vấn và giúp đỡ trong lúc cần thiết.
Sưu tầm: kynang.edu.vn