Sếp phải làm gì khi biết nhân viên nói dối?

Khi nghi ngờ nhân viên đang nói dối, dù việc đó “nhỏ như con kiến” hay “to như con voi” thì bạn cũng cần phải có cách xử lý.

Hầu như mọi ông chủ đều gặp phải trường hợp nhân viên nói dối. Thậm chí có người còn nói dối thường xuyên. Nếu nghiêm khắc sa thải mọi nhân viên dù họ nói dối bất kỳ điều gì, có khi chẳng còn nhân viên nào nữa.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết rằng, có những lời nói dối không đáng phải suy nghĩ nhiều, nó chỉ là những chuyện nhỏ nhặt. Hiếm ông chủ nào chưa từng nghe nhân viên nói là “tôi bị thủng săm”, “tôi bị tắc đường” hay “tôi quên đặt đồng hồ báo thức” để bào chữa cho việc đi làm muộn.
Tiếc là không phải tất cả mọi lời nói dối đều vô hại. Có hai loại nhân viên nói dối cần phải xử lý nghiêm khắc. Một là, những nhân viên luôn luôn nói dối (cho dù những lời nói dối không để lại hậu quả nghiêm trọng) và hai là, nhân viên nói dối những chuyện quan trọng.
Hãy để ý những nhân viên luôn luôn bào chữa vì những rắc rối họ gây ra. Đó là những người có thói quen tìm ra những lý do nào đó để biện hộ cho những việc làm của mình. Nhưng chắc chắn anh ta thuộc típ dễ dàng đổ lỗi những sai sót của mình cho máy móc hoặc những người cộng sự.
Bạn phải có cách xử sự hợp lý với kiểu nhân viên này.
12 nghề lạ lùng nhất thế giới hiện nay
Cuộc sống sản sinh ra không biết bao nhiêu ngành nghề cũ, mới. Thế nhưng, thời hiện đại lại có những ngành nghề mới và lạ đến độ chỉ mới nghe thôi đã thấy… kỳ quá rồi!
Một chủ doanh nghiệp kể rằng: trước đây ông có một nhân viên mà “vòng đời” săm xe của anh ta không quá một tháng. Sau rất nhiều lần như vậy ông hỏi anh ta: “Tôi đã bao giờ nói dối cậu chưa? Thẳng thắn mà nói, cậu đang nói dối quá cả mức tưởng tượng của tôi. Cậu thường xuyên muộn và bảo tôi là cậu bị thủng săm. Chẳng ai mà suốt ngày thiếu may mắn đến thế cả. Bây giờ hãy nói với tôi lý do thực sự là gì, biết đâu chúng ta có thể giải quyết vấn đề. Tôi không thể giúp cậu chừng nào cậu chưa nói sự thật”.
Và sự thật rất buồn cười là anh ta thường ngủ rất say và chẳng nghe thấy tiếng chuông báo thức. Vợ anh ta lay anh ta một hai lần rồi… tắt chuông đi ngủ tiếp. Ông chủ này đã tặng anh nhân viên một cái đồng hồ báo thức chuông kêu to hơn cả còi cứu hoả. Sau đó tất nhiên anh ta không bao giờ đi muộn nữa.

Ông sếp này đã để cho anh nhân viên biết rằng: họ chẳng thể giải quyết vấn đề nào mà không biết nguyên nhân thực sự của nó. Nếu không tin tưởng nhân viên của mình ngay ở những chuyện cỏn con như thế thì chẳng bao giờ có thể tin những chuyện lớn hơn.

Bài học rút ra: Trách nhiệm của ông chủ là làm cho nhân viên dũng cảm nói ra sự thật. Nhiều ông chủ sẵn sàng khiển trách, kỷ luật, giáng chức hoặc thậm chí đuổi việc nhân viên dù họ chỉ nói dối một lần đi nữa. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định này, hãy chắc chắn là là họ nói dối đã. Nếu thấy nghi ngờ nhân viên đang nói dối một chuyện gì đó rất nghiêm trọng, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi “xuống chỉ”.
Khi đã biết toàn bộ sự thật, bạn phải đối diện với nhân viên này và thuyết phục anh ta thú nhận. Nếu cần, bạn có thể đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi. Khi cả 2 phía, với đầy đủ nhân chứng, vật chứng đã trao đổi xong, đừng ngần ngại đưa ra hình phạt. Hãy tin là bạn đã có một quyết định đúng và giữ những bằng chứng này, phòng trường hợp phải ra toà.
Xử lý việc nói dối rất khó vì nó chạm vào lòng tự trọng của mỗi người. Vì thế hãy cẩn thận và dũng cảm, thẳng thắn. Có hai nguyên tắc để hạn chế việc nói dối của nhân viên: đó là không bao giờ nói dối họ và xử lý ngay những trường hợp nói dối.