Các phương pháp đánh giá

Thường được đưa ra ở cấp quản trị cao nhất của công ty hoặc đánh giá các bộ phận, đánh giá theo dự án hoặc đánh giá các công việc khó đo lường.

1. Phương pháp so sánh cặp:

  • Từng cặp nhân viên sẽ được so sánh về các yêu cầu chính.
  • Nhân viên tốt hơn hẳn được 4 điểm, yếu hơn hẳn được 0 điểm.
  • Tốt hơn được 3 điểm, yếu hơn được 1 điểm.
  • Nếu hai nhân viên bằng nhau, mỗi người được 1 điểm.
  • Cộng tất cả các điểm lại ta được tổng điểm của từng nhân viên.

2. Phương pháp bảng điểm

  • Phương pháp này được thiết kế dựa trên việc đánh giá như khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ, thực hiện nội quy.
  • Mỗi yếu tố được đánh giá theo mức suất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.
  • Tổng hợp theo năm yếu tố trên, nhưng có thêm một số quy định như: nếu trung bình là khá, nhưng có một lĩnh vực yếu thì bị đánh giá là yếu.

3. Phương pháp đánh giá theo mục tiêu

Thường được đưa ra ở cấp quản trị cao nhất của công ty hoặc đánh giá các bộ phận, đánh giá theo dự án hoặc đánh giá các công việc khó đo lường.

Nhược điểm của phương pháp này là: 

  • Nếu mục tiêu đưa ra không phù hợp thì sẽ tốn nhiều thời gian của DN.
  • Các cấp thích đặt ra mục tiêu thấp để dễ hoàn thành.

4. Phương pháp định lượng:

Bước 1: Xác định các yêu cầu chủ yếu để thực hiện công việc.

Bước 2: Phân loại từng yêu cầu theo các mức đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, yếu, kém. Mỗi mức đánh giá này phải có quy định rõ ràng. Ví dụ: đối với yêu cầu chăm sóc tốt khách hàng thì khá là không có khiếu nại, xuất sắc là không có khiếu nại và được khách hàng cảm ơn…

Bước 3: Đánh giá trọng số của từng yếu tố trong tổng các yếu tố.