Phân tích kỹ thuật chứng khoán ngày 28/4

Phân tích kỹ thuật chứng khoán ngày 28/4

Đang có sự giảm điểm xoay vòng theo nhóm ngành và bất động sản là nhóm mới nhất gia nhập sự giảm điểm này.Đang có sự giảm điểm xoay vòng theo nhóm ngành và bất động sản là nhóm mới nhất gia nhập sự giảm điểm này.

Đang có sự giảm điểm xoay vòng theo nhóm ngành và bất động sản là nhóm mới nhất gia nhập sự giảm điểm này.Đang có sự giảm điểm xoay vòng theo nhóm ngành và bất động sản là nhóm mới nhất gia nhập sự giảm điểm này.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán ngày 28/4 

Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch ảm đạm trước kỳ nghỉ lễ với biến động trái chiều trên hai sàn giao dịch khi mà chỉ số VN-Index tăng điểm còn chỉ số HNX-Index điều chỉnh giàm điểm.

Khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm trên cả hai sàn giao dịch.

Khối ngoại hôm nay bán ròng trên cả hai sàn giao dịch. Lượng mua ròng tập trung vào các mã như CTG, ELC, BVH, PVF, PPC, KLS, VND, HBB, SHN, BVS…và lượng bán ròng tập trung vào các mã như PET, STB, BMP, DIG, DPM, SHB, VCG, CTN, DZM, VNR …

Giá vàng trong nước vẫn xoay quanh mốc 37,6 – 37,7 triệu đồng/1 lượng.

Trên thị trường ngoại hối trong nước, tỷ giá USD liên ngân hàng một lần nữa điều chỉnh giảm 5 đồng, xuống còn 20.693 đồng, mức thấp nhất trong vài tuần qua. Tỷ giá mua-tỷ giá bán xoay quanh mốc 20.500 đồng trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do.

Về phía doanh nghiệp, MB cho biết quý I lãi trước thuế 714 tỷ đồng; sẽ niêm yết ngay trong quý II. Ngân hàng cũng trình xin ý kiến tăng vốn điều lệ từ 7.300 tỷ lên 10.000 tỷ trong năm 2011 với 2 phương án phát hành là cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược. ALP đã thông qua việc sáp nhập CTCP Đầu tư Alphanam vào công ty cổ phần Alphanam. Đầu tư Alphanam hiện có vốn điều lệ 1.279 tỷ đồng, Alphanam sẽ phát hành 127,9 triệu cổ phiếu ALP để hoán đổi cổ phiếu của Đầu tư Alphanam với tỷ lệ 1:1. VCG cho biết sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là dự kiến Xi măng Cẩm Phả sẽ lỗ 460 tỷ đồng trong năm nay. Có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp vẫn phát hành tăng vốn trong năm nay. Có hai nguyên nhân của hiện tượng này:

(1) Kể từ ngày 1/7/2011 việc phát hành tăng vốn sẽ gặp nhiều điều kiện khó khăn hơn do nghị định mới ban hành.

(2) ROIC trung bình trong 4 năm qua của hơn 655 doanh nghiệp niêm yết vào khoảng 13.8% và của năm 2010 là 15,4%. Nghĩa là, mức lãi suất mà doanh nghiệp sẽ chỉ chịu đựng được về dài hạn sẽ phải nằm dưới mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp (ROIC), tức là nhỏ hơn 14%. Hiện tại lãi suất mà ngân hàng cho các doanh nghiệp vay nằm trong khoảng từ 18%-20%. Con số này quá sức chịu đựng của doanh nghiệp vì thế các doanh nghiệp và vì thế các doanh nghiệp dù không muốn nhưng vẫn phát hành tăng vốn. Việc tăng vốn sẽ khiến nguồn cung cổ phiếu tăng lên, cổ phiếu bị pha loãng và nếu dòng tiền chảy vào TTCK không cải thiện sẽ khiến áp lực giảm giá lại tăng lên.

Một ngày thiếu thông tin tiêu cực cũng như tích cực khiến thị trường lại rơi vào cảnh chợ chiều (Gần đây thị trường thường tăng mạnh khi có thông tin tiêu cực, tăng nhẹ hoặc đi ngang khi có thông tin tích cực nhưng thường giảm mạnh vào ngày không có thông tin gì đặc biệt là sàn HNX). Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là nhóm cổ phiếu đáng chú ý là là nhóm kéo chỉ số VN-Index vượt qua mốc kháng cự trung hạn 470 điểm với sự tăng điểm của BVH, MSN, VNM…Đặc biệt là MSN đã có chuỗi tăng giá rất mạnh kể từ khi thông tin bán công ty tiêu dùng Masan cho đối tác Mỹ. Nhóm cổ phiếu ngành thép hôm nay cũng có tín hiệu giao dịch tích cực trong khi đó BVS vẫn tiếp tục được đẩy lên thay thế cho VCG làm cổ phiếu dẫn dắt sàn HNX nhưng hiệu ứng của cổ phiếu này hôm nay khá thấp. SSI tiếp tục được đẩy lên vào cuối giờ và đồ thị giao dịch khá giống với thời điểm tháng 11/2010.

Ở phía ngược lại, chúng tôi thấy nhóm ngành bất động sản đang điều chỉnh giảm điểm liên tục và đi tìm mức đáy mới. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trên TTCKVN hiện tại vào khoảng 1 lần (Vốn vay/Vốn chủ sỡ hữu). Chủ yếu ngành BĐS và xây dựng có tỷ lệ cao còn lại các ngành khác đều ở mức thấp hơn 1x. Lãi suất cho vay ở mức cao đã ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bất động sản trên cả hai phương diện tài chính doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Lãi vay cao và ngân hàng thắt chặt tín dụng bất động sản cùng với giá đã ở mức cao và nguồn cung tăng mạnh khiến người có nhu cầu ngần ngại mua bất động sản trong khi đó các doanh nghiệp tiếp tục phải trả lãi tỷ lệ vay nợ rất cao. Ví dụ STL với số nợ lên tới gần 5000 tỷ đồng thì 1 năm công ty này phải giả tiền lãi tối thiểu 500 tỷ đồng với mức lãi suất là 10%. Thực tế mức lãi vay mà doanh nghiệp đang phải gánh quanh mốc 16-18% nghĩa là chi phí tài chính còn lớn hơn rất nhiều.

Đang có sự giảm điểm xoay vòng theo nhóm ngành và bất động sản là nhóm mới nhất gia nhập sự giảm điểm này. Điểm tích cực là các nhóm ngành khác như khoáng sản, dầu khí, cao su tự nhiên, chứng khoán…đang có dấu hiệu chững lại sau chuỗi suy giảm kéo dài. Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã chinh phục thành công ngưỡng kháng cự trung hạn. Có hai lý do chưa thể tin tưởng tín hiệu này:

(1) Sự tăng điểm mới chỉ có nhóm vốn hóa lớn, chưa xuất hiện nhóm đầu cơ dẫn dắt.

(2) Giá vừa mới chinh phục ngưỡng kháng cự. Do vậy giá cần phải Pull Back trở lại kiểm tra mốc kháng cự này. Nếu giá phục hồi từ ngưỡng kháng cự mà nay trở thành ngưỡng hỗ trợ thì mới có thể xác nhận tín hiệu đảo chiều xu thế một cách chắc chắn. Hơn nữa giá đã văng ra khỏi dải Bollinger Band nên khả năng chỉ số sẽ giảm điểm vào phiên ngày mai là khá cao. Chỉ số HNX-Index vẫn giao dịch quanh mốc hỗ trợ 82 điểm. Các yếu tố khác không đổi. Kháng cự trung hạ
n của chỉ số này lúc này là 86,8 điểm. Cần thêm thời gian để tích lũy trước khi có tín hiệu mới và khó có thể kỳ vọng vào sự bứt phá mạnh mẽ vào phiên giao dịch ngày mai.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán ngày 28/4

Chứng khoán

Kỹ năng, tài liệu kỹ năng, khoá học kỹ năng, đào tạo kỹ năng