Động Lực

Động lực là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những …

Động lực là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích. Nền tảng của động lực là các cảm xúc, mà cụ thể, nó dựa trên sự né tránh, những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm những cảm xúc tích cực.

Quan điểm về tích cực hay tiêu cực của mỗi người rất khác nhau và phụ thuộc vào các quy tắc xã hội.

Động lực có vai trò rất quan trọng bởi nó tham gia vào tất cả các khía cạnh của đời sống.

Ở một cấp độ đơn giản hơn, mỗi hành động của con người đều liên quan tới mong muốn tránh nỗi đau, tạo ra niềm vui thích, hay kết hợp cả hai. Khi chúng ta khích lệ hay tạo ra cảm hứng cho bản thân, một khía cạnh cần làm là liên hệ nỗi đau với những gì chúng ta không muốn làm và liên hệ sự thích thú với những gì chúng ta muốn làm. Dĩ nhiên, nói thì dễ hơn làm. Nỗi đau phải lớn tới mức nào mới khiến chúng ta quyết định từ bỏ mục tiêu ban đầu để thực hiện mục tiêu khác, và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta học được cách tận hưởng nỗi đau? Nếu muốn tác động đến hành vi của con người, hãy gắn nỗi đau với hướng mà bạn không muốn họ hướng tới và gắn điều thú vị với hướng mà bạn muốn họ đi theo.

Tôi nhớ câu chuyện về một người đàn ông muốn bỏ thuốc lá. Ông ta thường xuyên làm điều đó, nhưng chẳng bao lâu sau ông lại hút thuốc trở lại. Ông ta dường như không thể nhớ nổi những hậu quả của việc hút thuốc. Một hôm, cô con gái 10 tuổi đến bên ông với hai hàng nước mắt lăn trên má. Cô bé sà vào lòng ông rồi òa lên khóc; cô kể cho cha nghe rằng ở lớp cô đã nghe giảng về tác hại của thuốc lá. Cô sợ rằng cha cô sẽ bị chết mà không kịp nhìn thấy cô khoác chiếc váy cưới trong ngày trọng đại của đời mình. Ý nghĩ đó cũng thật là kinh khủng đối với ông. Ngay lập tức ông dập tắt điếu thuốc đang hút dở; ôm chặt cô con gái bé bỏng vào lòng và trấn an rằng ông sẽ bỏ thuốc lá và sẽ ở bên cô khi cô cưới chồng. Từ đó trở đi, hễ khi nào thèm thuốc, ông lại nhớ tới những giọt nước mắt của cô con gái bé bỏng. 15 năm sau, ông không chỉ có mặt trong lễ cưới của con gái mình mà còn bỏ hẳn được thuốc lá.

Có một mối liên quan chặt chẽ giữa động lực, các cảm xúc và lòng khát khao.

Để tạo ra động lực, con người phải biết kích hoạt những cảm xúc mạnh mẽ, tích cực và hướng tới chúng một lợi ích hay một mục tiêu cụ thể. Daniel  Goleman cho rằng tính kỷ luật tự giác lá “nền tảng cho nhân cách”; Ông còn nói: “Một quan điểm quan trọng trong tính cách là phải biết khích lệ bản thân và tự chỉ đường đi cho mình, cho dù nhiệm vụ đó là bài tập về nhà, hoàn thành một công việc hay dậy sớm. Và, như chúng ta đã chứng kiến, khả năng trì hoãn sự hài lòng cũng như năng lực kiểm soát, điều chỉnh sự thôi thúc khi hành động của con người là một kỹ năng về cảm xúc cơ bản nhất – trước đây, kỹ năng này được gọi là ý chí”.

Để đạt được những kết quả tốt đẹp, chúng ta cần phải liên tục giữ vững những lợi ích sẽ đạt được trong đôi mắt tâm hồn ngay cả trong giai đoạn đau đớn và giận dữ. Đối với một số người, đây là một thói quen ăn sâu vào trong não và họ thực hiện điều đó một cách tự nhiên. Nhưng đối với số khác, họ phải rất chật vật mới thực hiện được điều này. Vấn đề đặt ra với những người này là họ cần nhìn lại cuộc sống của chính mình, tìm xem họ có các chỗ dựa vững chắc nào và có thể học hỏi những gì từ chúng. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực thể thao, các vận động viên thể thao phải bỏ qua những cảm giác đau đớn, thất vọng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là hàng năm liền, để tập trung vào các lợi ích và mục tiêu cần đạt được. Họ luôn mang trong đầu những hình mẫu để học tập và có các huấn luyện viên bên cạnh giúp đỡ.

Khả năng kiểm soát  bản thân để kiềm chế việc theo đuổi sự thỏa mãn là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định thành công trong cuộc sống.

Walter Mischel, nhà nghiên cứu tâm lý tại trường Đại học Stanfod, đã cho thấy tầm quan trọng của tính kỷ luật tự giác (tức khả năng kiềm chế những thỏa mãn tức thời để hướng tới những mục tiêu lâu dài) đối với thành công trong cuộc sống của con người. Trong cuộc nghiên cứu từ những năm 1960, ông đã cho mỗi em bé bốn tuổi đang đói một chiếc kẹo marshmallow (một loại kẹo dẻo), nhưng ông bảo với chúng rằng nếu ai đợi được nhân viên nghiên cứu đang phải làm vài việc lặt vặt quay trở lại, sẽ được hai chiếc kẹo.

Qua cuộc thí nghiệm này, chúng ta thấy những đứa trẻ đợi được 20 phút cho đến khi nhân viên nghiên cứu quay lại sẽ thể hiện được khả năng kiềm chế những thỏa mãn ban đầu và kiểm soát được sự thôi thúc.

Kết quả là 2/3 những đứa trẻ trong cuộc thí nghiệm không thể chờ đợi tới lúc nhận chiếc kẹo.

Khoảng 1/3 chộp lấy chiếc kẹo nhai ngấu nghiến ngay tức khắc, trong khi đó, 1/3 trong số chúng là có thể chịu đựng được sự thất vọng khi phải đợi chờ để lấy được phần thưởng muộn.

Nhiều năm sau, khi những đứa trẻ này tốt nghiệp trung học phổ thông, sự khác biệt giữa hai nhóm càng trở lên rõ ràng: những đứa trẻ đã chống chọi được với con đói sống lạc quan hơn, biết cách tự kích lệ mình, kiên trì trước khó khăn và có khả năng kiềm chế những ham thích tạm thời để theo đuổi mục tiêu. Chúng có thói quen của những người thành đạt – những người hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, có thu nhập cao hơn, hài lòng hơn với sự nghiệp của mình, có sức khỏe tốt hơn, và có cuộc sống hoàn mỹ hơn phần lớn những người khác.

Những đứa trẻ ăn ngấu nghiến chiếc kẹo khi lớn lên thường trở lên phiền nhiễu hơn, ương bướng và không dứt khoát, không đáng tin tưởng, ít tự ti hơn và chúng không thể từ bỏ được những cơn bốc đồng. Chúng khó có thể dẹp qua được những ham thích nhất thời để theo đuổi những mục tiêu dài h
ạn. Khi phải học để chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng, chúng thường bị xao nhãng và tham gia vào những hoạt động tạo ra sự phấn khích tức thì. Nỗi cám dỗ này đã bám theo chúng suốt cuộc đời.

Trích Đàm phán giải phóng “Con tin” – George Kohlrieser