Để tìm việc làm trực tuyến hiệu quả nhất


1.    Tìm việc bằng công cụ tìm kiếm

Tìm theo từ khóa (search keyword)
Thay vì cách tìm kiếm đơn giản theo vị trí, chức danh công việc,bạn hãy phát triển …

  1.    Tìm việc bằng công cụ tìm kiếm

Tìm theo từ khóa (search keyword)
Thay vì cách tìm kiếm đơn giản theo vị trí, chức danh công việc, bạn hãy phát triển, mở rộng vị trí ấy bằng một list các từ khóa khác nhau đại diện cho cả công việc bạn cần tìm và điều kiện làm việc mà bạn muốn. Danh sách từ khóa này có thể dựa vào kinh nghiệm công việc bạn có, vị trí bạn mong muốn hiện tại cũng như các kỹ năng, kinh nghiệm cụ thể.

Ví dụ, khi bạn muốn tìm kiếm vị trí kỹ sư phần mềm, thay vì chỉ đánh từ khóa là chức danh công việc, bạn có thể tìm theo các từ khóa sau: thiết kế phần mềm, ngôn ngữ lập trình, an ninh mạng, kỹ thuật viên…

Nhóm từ khóa phong phú sẽ giúp bạn có khả năng tìm được việc làm cao hơn so với việc chỉ tìm theo vị trí công việc thông thường.

Kết hợp thành chuỗi từ khóa
Tìm kiếm theo từ khóa sẽ đưa đến cho bạn một một loạt các kết quả có liên quan. Dựa vào đó, bạn hãy tìm cách kết hợp các thuật ngữ với nhau thành một chuỗi từ khóa dài hơn nhằm thu hẹp kết quả tìm kiếm, tiến gần hơn với công việc bạn cần. Các công cụ tìm kiếm online sẽ hiểu các chuỗi ký tự ấy một cách dễ dàng nếu bạn tuân theo những phương pháp cơ bản sau:

– Đặt dấu ngoặc kép cho các thuật ngữ mà bạn muốn kết nối. Điều này cho phép bạn tìm được một loạt các kết quả có chứa cụm từ cụ thể này chứ không phải là quá nhiều kết quả theo kiểu từng từ khóa riêng nữa.

– Kết hợp từ ngữ bằng cách dùng dấu cộng (+) và trừ (-).
Ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực ngôn ngữ lập trình, bạn lại có bằng thạc sỹ thì có thể kết hợp thành cụm từ khóa: “Thạc sĩ” + “ngôn ngữ lập trình”. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn dùng ngôn ngữ lập trình JAVA, bạn có thể dùng: “Thạc sỹ” + “Ngôn ngữ lập trình” – “JAVA”.
– Việc liên kết các từ khóa cũng có thể cho bạn nhiều kết quả hơn khi bạn tìm theo từ gốc. Nghĩa là, bạn không cần phải tìm theo các từ khóa riêng biệt nữa mà thay vào đó, bạn hãy tìm từ gốc của các từ này rồi dùng dấu hoa thị để tìm kiếm tất cả các dạng của từ gốc. Ví dụ, với từ lập trình, bạn có rất nhiều từ cụ thể: Lập trình viên, lập trình phần mềm, ngôn ngữ lập trình… nhưng khi tìm kiếm, bạn chỉ nên dùng từ gốc là “Lập trình” để tìm kiếm mà thôi. Khi kết hợp, dấu hoa thị sẽ được trình bày như sau: “ngôn ngữ phần mềm” + lập trình*.
Tìm kiếm nâng cao
Nếu không chắc chắn về những gì bạn đang tìm kiếm hoặc bạn quan tâm đến chức năng công việc chứ không phải là một ngành nào đặc thù, có thể là vị trí hành chính nhân sự trong bất kỳ lĩnh vực nào, tốt nhất, bạn nên bắt đầu tìm kiếm nâng cao. Bởi suy cho cùng, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp những kết quả bạn muốn và loại bớt những gì không phù hợp một cách nhanh chóng.

Ví dụ, bạn có thể tìm việc theo một từ khóa chung chung như “hành chính” và sau đó, thu hẹp diện tìm kiếm bằng cách thông qua các hình thức tìm kiếm khác nhau. Nếu bạn thích trợ lý hành chính tại một phòng y tế hoặc trường học, bạn có thể dùng tìm kiếm nâng cao. Tương tự, nếu bạn chỉ quan tâm đến những việc trả mức lương trên 10 triệu/tháng, bạn cứ nhập mức lương yêu cầu vào để tìm kiếm là tốt nhất.

2.    Tham gia vào các mạng xã hội việc làm
Hình thành mạng xã hội nghề nghiệp là một xu hướng tất yếu của sự phát triển nhằm kết nối cộng đồng nhà tuyển dụng và người tìm việc, không chỉ việc nộp hồ sơ tìm việc hoặc đăng tin tuyển dụng như những năm trước đây.
Ý nghĩa của mạng xã hội là tạo ra sự kết nối giữa các thành viên với nhau. Mạng xã hội bao gồm những chức năng mạnh để xây dựng thương hiệu cá nhân trên Internet.
Một số tính năng cơ bản của mạng xã hội nghề nghiệp như:
Thành viên cộng đồng:
•    Hội ngộ với đồng nghiệp và bạn học.
•    Giữ liên lạc và cập nhật thông tin công việc của đồng nghiệp và bạn bè.
•    Tìm người cùng ý tưởng, cùng chí hướng trong công việc.
•    Thể hiện, trao đổi và nắm bắt cơ hội thăng tiến.
•    Kết nối nhóm và trao đổi thông tin cùng chuyên ngành.
•    Tham gia xây dựng nâng cao chất lượng cộng đồng người lao động.
Người tìm việc làm:
•    Xem thông tin tuyển dụng miễn phí.
•    Xem thông tin và ý kiến đánh giá chính xác về công ty muốn ứng tuyển.
•    Tạo hồ sơ cá nhân (CV) nhanh và thuận tiện, có thể dùng ở bất cứ đâu.
•    Tìm kiếm và nắm bắt các công việc tốt hơn.
•    Tham gia các chức năng khác của thành viên cộng đồng.
Nhà tuyển dụng:
•    Đăng thông tin tuyển dụng thuận tiện và được nhiều người xem.
•    Xem Hồ sơ các nhân (CV) và ý kiến đánh giá về ứng viên này nhờ hệ thống đánh giá đồng nghiệp.
•    Kết nối cộng đồng người lao động trong công ty.
•    Tìm kiếm và tạo cơ hội cho mình có những nhân sự tốt.
•    Tham gia các chức năng khác của thành viên cộng đồng.
3.    Đăng ký hồ sơ trên trang việc làm trực tuyến
Các trang việc làm trực tuyến cung cấp nhiều tính năng mạnh để kết nối nhà tuyển dụng với người tìm việc. Bạn cần tạo hồ sơ với đầy đủ thông tin theo form mẫu của các trang việc làm.
Khi tạo hồ sơ trực tuyến, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

Tạo một ấn tượng ban đầu mạnh mẽ
Hầu hết nhà tuyển dụng thường dành chưa tới 30 giây để đọc CV của bạn. Vì vậy, ấn tượng ban đầu là rất quan trọng.
Chẳng hạn khi đọc một bài báo, bao giờ bạn cũng đọc lướt những dòng đầu tiên, sau đó mới quyết định xem có đọc tiếp hay không. Tương tự như vậy, nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV của bạn và nhìn vào một điểm nhấn duy nhất trong đó mà thôi. Vì thế, hãy tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng việc chú trọng đến điểm nổi bật nhất của bạn.
Bạn có thể nhờ một người đáng tin cậy để chỉnh sửa CV cho bạn. Đây là cách rất tốt giúp bạn vượt qua những thách thức và gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Tất nhiên, cách rẻ nhất vẫn là bạn tự chỉnh sửa nó. Có rất nhiều cuốn sách và websites cung cấp các mẫu CV, bạn có thể đọc để tham khảo và hoàn chỉnh cv của bạn giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.

Thu thập thông tin
Điều trước tiên bạn cần phải lưu ý là mục tiêu của bạn khi viết resume. Bạn nên trả lời được các câu hỏi chẳng hạn như: Bạn viết resume này cho vị trí nào? những yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí ấy là gì? khi nắm rõ những mô tả cụ thể từ phía nhà tuyển dụng và hiểu được sự thích hợp của bản thân cho vị trí ấy ở mức nào, bạn có thể bắt đầu viết một cv hiệu quả và thu hút nhà tuyển dụng.

Nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân
Đầu tiên, hãy chỉ ra điểm mạnh của bạn bởi nhà tuyển dụng thường không có thời gian đọc hết một đoạn văn dài trong CV để tìm ra những kỹ năng quan trọng của bạn. Do vậy, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây.

– Viết các tiêu đề cho CV hoặc slogan ấn tượng gắn với vị trí, ước muốn mà bạn dự tuyển vào công ty.
Tiêu đề là cái mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn nó đầu tiên. Những CV được chú ý nhiều nhất thường có những tiêu đề bắt mắt và hấp dẫn người đọc.
– Dùng những động từ có tác động mạnh để làm nổi bật các kỹ năng. Từ khoá là những tính từ và danh từ để miêu tả những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Bạn viết dài, không sao đối với một bản CV trực tuyến, nhưng sẽ rất khó để nhà tuyển dụng có thể nhận ra các kỹ năng của bạn nếu không có các từ khoá.
– Nêu những thành quả của bạn. Nếu một ứng cử viên sử dụng những con số, hoặc một danh sách các thành quả thì sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá bạn.

Viết đơn giản, ngắn gọn, xúc tích
Bỏ tất cả các ký hiệu, các câu chữ trừu tượng trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng và nhớ đừng quên chỉnh sửa nó. Hãy kiểm tra các lỗi về chính tả và ngữ pháp. Tốt hơn, bạn nên nhờ một người khác xem giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.

Lưu ý khi gửi
Khi viết CV trực tuyến, để có thể nổi bật trước hàng trăm đối thủ, bạn cần phải tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho CV của mình. Với một CV ngắn gọn, sáng sủa cùng với một chút nghệ thuật marketing tới nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ thành công.